Tại sao nuôi con bằng sữa mẹ lại tốt nhất?
Không ai có thể phủ nhận sự đặc biệt và lợi ích tuyệt vời từ sữa mẹ cho con trẻ. Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng vàng cung cấp cho trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời.
Sữa mẹ là thức ăn thích hợp cho trẻ, có đủ nước và năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết phù hợp để trẻ hấp thu. Và sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời chính là bệ phóng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Theo nghiên cứu khoa học cho thấy trong sữa mẹ có một số chất mà không thể thay thế và không có trong sữa bò đó là Galactose (từ Lactose của sữa mẹ) và các acid béo Linoleic, Arachidonic giúp phát triển dây thần kinh giúp não bộ trưởng thành.
Sữa mẹ có chứa kháng thể giúp trẻ phòng chống bệnh tật. Trẻ được bú mẹ sẽ hạn chế bị mắc các bệnh liên quan nhiễm khuẩn và về đường ruột. Trẻ bú mẹ cũng không bị dị ứng, khác với khi dùng sữa bò.

Sữa mẹ luôn ở nhiệt độ thích hợp cho trẻ bú mọi lúc mọi nơi và không cần bảo quản. Sữa mẹ không cần pha chế và hâm lại. Nếu hút sữa mẹ trữ đông đúng cách có thể bảo quản thời gian lên đến 6 tháng. Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình.
Bên cạnh lợi ích cho trẻ, nuôi con bằng sữa mẹ cũng đem lại nhiều lợi ích cho bà mẹ. Khi mẹ cho con bú, tuyến yên sẽ tiết ra chất ức chế rụng trứng, giúp cho bà mẹ sau sinh tránh thai tự nhiên. Theo nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra cho con bú còn giúp mẹ ngăn ngừa ung thư vú. Đây cũng là cách giảm cân hiệu quả, mẹ cho con bú giúp giảm cân nhanh và mau chóng lấy lại vóc dáng.
Nuôi con bằng sữa mẹ cũng tạo điều kiện cho tình cảm mẹ con khắn khít. Khi cho bú cùng với động tác vỗ về, thì thầm sẽ là yếu tố tâm lý giúp mẹ và bé phát triển hài hòa.
Các giai đoạn của sữa mẹ khi cho con bú
Không như các loại sữa công thức. Sữa mẹ có sự khác nhau ở từng giai đoạn và các cử bú. Tùy theo thể trạng và các yếu tố bên ngoài tác động, cơ thể người mẹ sẽ tự điều chỉnh và tiết ra dòng sữa phù hợp với con. Điều này chính là sự linh động và hòa hợp mà chỉ có ở sữa mẹ.

Sữa non
Sau khi sinh khoảng 72 giờ, người mẹ sẽ tiết ra sữa non với lượng rất ít có màu vàng. Trong sữa non chứa lượng kháng thể đáng kể có thể giúp cho đứa trẻ phòng chống các bệnh nguy hiểm. Các chuyên gia vẫn luôn khuyên bà mẹ sau sinh nên cho con bú ngay và sớm nhất có thể và trẻ sơ sinh cũng chỉ cần vài giọt là đã đủ. Đây vừa giúp trẻ được hưởng lợi ích của sữa mẹ đồng thời cũng là cách hiệu quả giúp bà mẹ gọi sữa về sau sinh.
Sữa chuyển tiếp
Từ 5 đến 14 ngày tiếp theo sữa mẹ sẽ chuyển sang giai đoạn chuyển tiếp. Giai đoạn này sữa mẹ ổn định và gia tăng với lượng 200-250ml mỗi ngày và có màu trắng đục. Trong sữa chuyển tiếp có chứa chất béo, vitamin tan trong nước, đường lactose và hàm lượng calo cao hơn sữa non.
Sữa trưởng thành
Sau 14 ngày, sữa mẹ tăng dần số lượng có thể lên đến 1000 ml mỗi ngày để đáp ứng theo nhu cầu của trẻ. Lúc này sữa mẹ loãng hơn vì có chứa nhiều nước. Sữa trưởng thành cũng chia thành 2 loại sữa tiết ra trong quá trình cho con bú.
- Sữa đầu tiết ra trước có nhiều nước, protein và đường giúp trẻ giải khát
- Sữa cuối được tiết ra sau và đậm đặc hơn vì chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất béo, vitamin cung cấp năng lượng cho trẻ.
Trong giai đoạn này, có rất nhiều trường hợp bà mẹ cho con bú sữa đầu mà chưa đến sữa cuối dẫn đến trẻ chưa hấp thu được đầy đủ dưỡng chất trong sữa mẹ dẫn đến việc tăng cân chậm và chưa đủ nhu cầu. Chính vì vậy mẹ nên hết sức lưu ý khi cho bú cần cho bú cạn một bên rồi mới chuyển sang bên còn lại. Hút sữa, vắt sữa thừa để bổ sung thêm và cũng là cách để giúp tăng tiết sữa.
Cách cho con bú sữa mẹ không bị sặc
Sặc sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, vì lúc này dạ dày của trẻ nằm ngang, chưa hình thành vách ngăn để ngăn dòng sữa. Khi bị sặc sữa có nhiều nguy cơ sữa tràn vào mũi làm cản trở quá trình hô hấp rất nguy hiểm.
Để cho con bú sữa mẹ không bị sặc mẹ nên lưu ý các điểm sau:
- Cho bú tư thế đầu cao hơn bụng và môn. tráng để trẻ nằm ngang.
- Sau khi cho bú cần bế thẳng và vỗ nhẹ nhàng lưng trẻ để ợ hơi.
- Sau khi bú cần theo dõi tránh cho bé nằm sấp hoặc quay lưng lại với mẹ.
- Hạn chế cho bé vừa bú vừa ngủ vì rất dễ xảy ra tình trạng bé quên nuốt trong khi sữa vẫn chảy vào khoang miệng.
- Nếu có nhiều tia sữa và mẹ cảm thấy bé không nuốt kịp nên dùng tay để chặn bớt các tia sữa và điều chỉnh từ từ cho phù hợp.
- Hạn chế vừa cho bú vừa đùa giỡn, làm bé cười vì rất dễ gây sặc.
Nguyên nhân khiến mẹ ít sữa, không có sữa sau sinh
Theo khảo sát, nếu như bà mẹ sau sinh thực hiện đúng chế độ ăn uống và cho con bú sớm sau sinh thì có thể có đủ sữa nuôi con. Tuy nhiên quá trình này không suôn sẻ hoàn toàn với tất cả các bà mẹ.

Trường hợp ít sữa và sữa chậm về sau sinh được cho là phổ biến nhất. Có nhiều nguyên nhân làm cho mẹ ít sữa và không có sữa sau sinh. Trong đó phải kể đến các yếu tố:
- Chế độ dinh dưỡng: đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng sữa mẹ. Nếu chế độ ăn không đầy đủ các nhóm chất sẽ dẫn đến việc hạn chế tiết sữa và làm cho sữa mẹ thiếu dưỡng chất.
- Không cho bú sớm sau sinh: Không thực hành cho bú sớm sau sinh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sữa chậm về sau sinh. Việc con mút sẽ tạo phản xạ tiết sữa kích thích gọi sữa về sau sinh.
- Cho bú sai cách: Cho con bú sai cách làm bé không ngậm đúng cách làm cho sữa tiết ra ít hơn và trẻ bú không đủ nhu cầu.
- Thiếu nước: Những kiêng cử sau sinh không ăn canh và không ăn trái cây làm cho cơ thể người mẹ thiếu nước. Điều này làm sữa tiết ra ít vì 90% thành phần sữa mẹ là nước.
- Tâm lý: Stress, lo lắng và trầm cảm sau sinh là bàn tay vô hình có thể làm cho sữa mất đột ngột và tình trạng giảm sữa đột ngột.
- Rối loạn nội tiết tố: Prolactin là hormone có vai trò tạo sữa mẹ, việc thiếu đi hormone này làm cho quá trình tạo sữa không thuận lợi và làm cho lượng sữa bị ít đi.
Top 12 thực phẩm lợi sữa không thể bỏ qua
3 loại thực phẩm lợi sữa tốt nhất
- Thịt bò: nổi tiếng là giàu dinh dưỡng và chất sắt, không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng mà còn bổ máu, giúp bố sung lượng máu mất đi trong quá trình sinh nở.
- Rong biển: được các bà mẹ Hàn Quốc tin dùng là thực phẩm lợi sữa tốt nhất, đến nay đã phổ biến khắp thế giới trong đó có Việt Nam. Rong biển chứa nhiều lượng canxi và iot giúp bổ sung cho mẹ và cho bé qua sữa mẹ.
- Thì là: Thì là là loại thảo dược có tác dụng giúp lợi sữa, ngoài thì là còn một số thảo dược như hồi, quế, đinh lăng,…
3 loại thức uống lợi sữa tốt nhất
- Chè vằng: Nước chè vằng có thể sử dụng hằng ngày thay thế cho nước lọc có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, hỗ trợ tăng tiết sữa và lợi sữa.
- Nước đậu đen: đỗ đen rang và nấu nước uống giúp lợi sữa, cung cấp vitamin và khoáng chất. Ngoài ra uống nước đỗ đen hàng ngày có tác dụng thải độc và giảm cân sau sinh.
- Sữa đặc: Từ lâu đây là loại thức uống mà mẹ sau sinh nào cũng biết để với tác dụng giúp lợi sữa tốt nhất. Sữa cung cấp nước, chất béo và đạm đồng thời giúp làm tăng mùi vị sữa mẹ thơm ngon, sánh đặc hơn.
3 loại ngũ cốc lợi sữa tốt nhất
- Mạch nha lúc mạch: Chứa thành phần B-glucan là một thành phần polysaccharide có tác dụng làm tăng nồng độ Prolactin – hormone tạo sữa mẹ.
- Yến mạch: Không chỉ giúp lợi sữa mà yến mạch còn được mệnh danh là siêu thực phẩm vì chứa ít calo tốt cho tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân cho mẹ sau sinh.
- Đậu đen: Tất cả các loại đậu nói chung đều cung cấp lượng vitamin và khoáng chất dồi dào. Đậu đen giúp giải độc và là loại ngũ cốc giúp lợi sữa, tăng lượng sữa mẹ.

3 thức ăn lợi sữa tốt nhất
- Chân giò hầm: Chân giò là món ăn nổi tiếng mà chắc hẳn không bà mẹ nào mà chưa dùng qua. Trong chân giò chứa lượng chất béo dồi dào giúp làm lợi sữa, ngoài ra lượng collagen tốt cho da mẹ sau sinh. Chân giò có thể phối trộn với nhiều loại thực phẩm lợi sữa có thể kế đến như đu đủ, đậu, hạt sen,…
- Xôi nếp: gạo nếp là một trong những loại ngũ cốc giúp cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể phù hợp với chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Chất dinh dưỡng từ gạo nếp cũng phù hợp với khẩu vị trong bữa ăn của người Việt. Gạo nếp giúp no lâu và giúp mẹ tiết sữa nhiều hơn.
- Canh rong biển: Rong biển đứng vị trí thứ nhất trong số các loại thực phẩm giàu canxi, ngoài ra trong rong biển chứa iot và lượng vitamin dồi dàu. Trẻ rất cần cung cấp canxi trong suốt năm đầu đời để hoàn thiện cấu trúc khung xương và răng. Ngoài ra ăn rong biển cũng giúp mẹ phục hồi sau sinh, ngăn ngừa tình trạng loãng xương và giảm mất máu. Rong biển ngoài dùng nấu canh còn được chế biến ở các dạng như salad, sấy khô ăn liền,…
Cốm lợi sữa Lactamom
Xu hướng sử dụng cốm lợi sữa ngày càng được mẹ sau sinh ưa chuộng sử dụng như phương pháp giúp tăng tiết sữa và lợi sữa hiệu quả. Cốm lợi sữa Lactamom đã được các bà mẹ Hàn Quốc áp dụng thành công và trở thành trợ thủ đắc lực cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Đến nay, đã có rất nhiều mẹ sau sinh lựa chọn bên cạnh những phương pháp giúp tăng tiết sữa theo phương pháp truyền thống như ăn uống, massage,…
Cốm lợi sữa Lactamom được nhập khẩu 100% từ Hàn Quốc, với thành phần từ thảo dược tự nhiên như hồi, thì là, mạch nha lúa mạch, giúp hỗ trợ tăng tiết Prolactin tạo sữa mẹ. Prolactin là hormone đóng vai trò quan trọng giúp tạo sữa mẹ. Đồng thời Cốm lợi sữa Lactamom giúp hỗ trợ lợi sữa, cung cấp nguồn canxi và iot tự nhiên cho sự phát triển xương và răng bé, giúp bà mẹ giảm tình trạng loãng xương và giảm mất máu sau sinh.

Các chuyên gia đã nhận định Cốm lợi sữa Lactamom chính là sự giúp đỡ hiệu quả cho các tình trạng mất sữa, ít sữa sau sinh. “Theo các nghiên cứu y học đã chứng minh rằng Lactamom có tác dụng kích thích tạo Prolactin, có thành phần thảo dược có iod và calci. Nó rất phù hợp cho các trường hợp ít sữa. Dùng trước khi cho bé bú 30 phút, 3 lần một ngày, sử dụng 8 ngày hoặc lâu hơn nữa”. Theo BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Nguyên PGĐ Bệnh viện Từ Dũ – Trích dẫn Chương trình Nuôi con bằng sữa mẹ đài VOH.
Hiện có thể dễ dàng mua Cốm lợi sữa Lactamom tại hầu hết các nhà thuốc và bệnh viện trên toàn quốc. Ngoài ra để được hỗ trợ tư vấn cho từng cơ địa mẹ bỉm sữa có thể liên hệ ngay với hotline 1800 64 68 99 hoặc truy cập website https://lactamom.com.vn/
Cần kiêng cử gì để có nguồn sữa dồi dào
Để đảm bảo chất lượng sữa mẹ cũng như duy trì nguồn sữa mẹ lâu dài không bị trục trặc, có những lưu ý cần thiết mà mẹ sau sinh nên quan tâm để không làm ảnh hưởng đến tình trạng tiết sữa. Mẹ cần phải lưu ý các yếu tố sau:
Thực phẩm chứa chất kích thích, caffein
- Cà phê: Caffein có thể đi vào sữa mẹ và khiến bé khó chịu, quấy khóc và mất ngủ.
- Trà: Chất kích thích có chứa trong trà gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.
- Socola: Các nghiên cứu đã cho rằng chỉ khỉ trẻ từ 6 tuổi trở lên mới có thể sử dụng vì có chứa caffein và gây béo phì.
Thực phẩm chứa cồn
Cồn là chất bà mẹ nên tránh sử dụng trong quá trình cho con bú. Chất này khi mẹ sử dụng sẽ đi vào sữa mẹ, bên cạnh việc ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ như làm rối loạn tiêu hóa, buồn ngủ mơ màng, gây nôn ói còn làm giảm các phản xạ tiết sữa gây ra tình trạng ít sữa và một số trường hợp tác dụng phụ gây tăng cân bất thường cho trẻ.
Thực phẩm có mùi vị mạnh
Mẹ cần hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa các gia vị mạnh như tỏi, ớt, tiêu,.. vì nó làm ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ và có thể gây ra tình trạng trẻ bỏ bú.

Thực phẩm gây dị ứng
Tùy theo cơ địa và tình trạng mà mẹ nên lưu ý các loại thực phẩm sau để tránh gây ra dị ứng, kích ứng cho trẻ:
- Lúa mì: một số trẻ sẽ dị ứng với lúa mì với triệu chứng đi ra máu, khóc liên tục, nổi mẩn đỏ trên da
- Sữa bò: có khoảng 1% trẻ dị ứng với đạm bò, một số trường hợp không dung nạp gây ra tình trạng đầy bụng, tiêu chảy. Vì vậy mẹ nên hết sức lưu ý khi cho trẻ sử dụng các chế phẩm từ sữa bò như sữa chua, bơ, phô mai,…
- Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: cá ngừ, cá thu, cá đuối, cá tuyết sẽ gây ra tình trạng nhiễm độc thủy ngân.
Những thói quen nguy hiểm cho mẹ và bé
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, có một số lưu ý mẹ cần lưu ý để tránh ảnh hưởng xấu đến việc tiết sữa mẹ. Những sinh hoạt và thói quen trong cuộc sống hằng ngày cũng có thể là một trong những lí do dẫn ít sữa.
- Không lao động mệt nhọc vì sẽ làm cơ thể trong tình trạng mệt mỏi dẫn đến tiết sữa kém.
- Không để tâm trạng buồn bã, lo âu, kích động quá mức.
- Không tự ý sử dụng thuốc, tất cả những vấn đề cần dùng thuốc nên phải lưu ý tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Không cho bé bú thời gian quá lâu hoặc ép bé bú, dễ dẫn đến tình trạng bị sặc sữa và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Không nên cho bé bú khi đang tức giận, vì khi đó cơ thể mẹ tiết ra hormone tác động tiêu cực, làm suy giảm miễn dịch và kháng thể trong sữa mẹ.
- Không cho bé bú một bên, vì điều này sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng tiết sữa ở hai bên bầu ngực.
- Không nên đổi bên ngực cho bú khi chưa cạn vì nó sẽ dẫn đến việc ứ đọng sữa trong bầu ngực tạo ra phản xạ ức chế tạo sữa, tuyến sữa sẽ tiết ít lại khi bầu sữa chưa được làm trống.
- Không cho bú sau khi vận động, tập thể dục. Cơ thể mẹ lúc này sản sinh acid lactic có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ. Đồng thời mùi cơ thể có thể làm bé khó chịu và lớp mồ hôi có thể làm bé ngứa ngáy. Vì vây, sau khi tập thể dục hay vận động mạnh thì mẹ bên nghỉ ngơi khoảng 30-45 phút sau đó mới cho bé bú.
Bên cạnh đó, vấn đề giảm cân sau sinh cũng được nhiều bà mẹ đặc biệt quan tâm. Liệu rằng mẹ sau sinh có thể vừa thực hiện chế độ giảm cân làm đẹp vóc dáng mà vẫn đảm bảo có đủ sữa nuôi con? Dù mẹ đã có ý định hay chưa thì cũng nên lưu những vấn đề sau trong quá trình giảm cân:
- Tuyệt đối không ăn kiêng quá mức hoặc nhịn ăn, nếu mẹ muốn thực hiện chế độ giảm cân trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ vẫn có những thực đơn lợi sữa nhưng không gây tăng cân mẹ có thể tham khảo.
- Không tự ý uống thuốc giảm cân: hiện nay có rất nhiều loại thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc với tác dụng giúp giảm cân nhanh nhưng lại gây hại rất lớn đến sức khỏe. Đặc biệt, trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ cũng không nên tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Tập luyện quá sức cũng là điều không nên. Sau sinh mẹ cần ít nhất 30 ngày để cơ thể hồi phục vết mổ và ít nhất 4 tháng để có thể thực hiện các bài tập có độ khó và đòi hỏi thể lực. Mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để có lộ trình tập luyện phù hợp với cơ thể.