Cột mốc 1,5 tháng sau sinh và những điều mẹ cần lưu ý

Cột mốc 1,5 tháng sau sinh có sự thay đổi rõ rệt về nội tiết tố làm ảnh hưởng đến sữa mẹ. Cùng tìm hiểu giai đoạn này cần lưu ý ngay những gì mẹ nhé!

Thay đổi nội tiết tố

Cho dù là làm mẹ lần đầu hay đã có kinh nghiệm thì giai đoạn 1,5 tháng sau sinh sẽ là khoảng thời gian khó khăn nhất cho mẹ. Vì đến thời gian này chính là lúc các biểu hiện của trầm cảm sau sinh có thể bắt đầu xuất hiện do nồng độ nội tiết tố bắt đầu thay đổi.

Khi còn đang mang thai, nội tiết tố progesterone được nhau thai sản sinh giúp hỗ trợ môi trường bên trong tử cung. Khi em bé được sinh ra, progesterone bắt đầu sụt giảm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nội tiết tố estrogen tăng lên nhiều hơn mức bình thường.

 

Hormone Estrogen đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiết sữa

Những biểu hiện khác của việc thay đổi nội tiết tố có thể dễ dàng nhận biết như:

  • Cực kì mệt mỏi
  • Rụng tóc
  • Giảm ham muốn
  • Tâm trạng thay đổi thất thường
  • Dễ khóc, dễ cáu gắt
  • Sợ để trẻ bên cạnh người khác
  • Không có nhu cầu giao tiếp

Tất cả những biểu hiện trên cũng là tiền đề biểu hiện của trầm cảm sau sinh – một trong những căn bệnh tâm lý phổ biến sau sinh do sự mất cân bằng nội tiết tố.

Vấn đề sữa mẹ

Như đã nói ở trên, sự thay đổi tiết tố ở phụ nữ sau sinh gắn liền với sự thay đổi hormone Estrogen. Mà loại hormone này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiết sữa. Các nội tiết tố trong cơ thể đóng vai trò như hệ thống cảnh báo của việc tiết sữa. Khi hormone Estrogen tăng cao tạo ra phản xạ ngừng tiết sữa, dẫn đến sữa mẹ ít đi đột ngột hoặc thậm chí là mất sữa.

Bên cạnh đó, có 2 nguyên khác gây ra tình trạng giảm sữa mẹ hoặc thậm chí mất sữa:

  • Tâm lý: Stress, căng thẳng cùng với việc vất vả chăm con suốt 1,5 tháng đầu tiên gây cho mẹ áp lực tâm lý lớn, cũng vì vậy mà việc tiết sữa mẹ không được thuận lợi và dễ dẫn đến mất sữa.
  • Thói quen cho bú: Nhiều mẹ sau sinh cảm nhận lượng sữa mẹ không đủ để cung cấp cho nhu cầu tăng đột ngột của con ở giai đoạn 1, 5 tháng mà sử dụng các loại sữa thay thế.

Thói quen cho bú ảnh hưởng đến việc tiết sữa

Phục hồi sau sinh

Chăm sóc và phục hồi sau sinh là một quá trình cần diễn ra liên tục. Giai đoạn sau sinh 1,5 tháng là lúc cơ thể mẹ đã bắt đầu dần hồi phục, tình trạng chảy máu sau sinh hầu như không còn. Lúc này, vết rách tầng sinh môn đã lành và vùng âm đạo không còn đau nữa nhưng vẫn chưa trở về kích thước ban đầu. Cổ tử cung đang trong quá trình thu nhỏ dần kích thước. Đối với trường hợp sinh mổ, những cơn đau sẽ giảm dần và vết mổ khi sờ vào sẽ hơi mềm và tê. Cơ bản lúc này mẹ vẫn có thể trông như một phụ nữ mang thai nhưng cơ thể đã có thể linh hoạt hơn nhiều.

Giai đoạn này không khuyến khích việc quan hệ tình dục trở lại do cơ thể chưa thật sự phục hồi. Nhưng đối với tùy cơ địa của mỗi người, trong giai đoạn này mẹ sau sinh đã có thể áp dụng các biện pháp tránh thai tự nhiên như cho con bú hoặc các biện pháp hỗ trợ khác.

Giai đoạn này mẹ đã có thể áp dụng được các biện pháp để chăm sóc sau sinh như đi bộ ngắn, các bài tập yoga hít thở, động tác kegel để luyện tập vùng xương chậu. Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp cho quá trình phục hồi sau sinh diễn ra được thuận lợi hơn mẹ cần nên chú ý.

Động tác kegel giúp hỗ trợ hồi phục vùng xương chậu sau sinh

Wonder Week (Tuần khủng hoảng)

Wonder Week hay còn gọi là Tuần khủng hoảng – Là khái niệm được khởi xướng bởi tiến sĩ Hetty van de Rijt và tiến sĩ Frans Plooij trong cuốn sách cùng tên vô cùng nổi tiếng dành cho các bố mẹ bỉm sữa. Hai tác giả đã chỉ ra rằng, trong 20 tháng đầu đời, các em bé đều sẽ trải qua khoảng 10 bước phát triển nhảy vọt về kĩ năng và trí tuệ. Giai đoạn 6 tuần rơi vào tuần Wonder Week đầu tiên của trẻ có thể xảy ra từ 4 ½ tuần – 6 tuần tùy theo sự phát triển của trẻ.

Những biểu hiện đầu tiên của sự “khủng hoảng” có thể nhận biết ngay đó là trẻ khóc nhiều hơn, hay cáu gắt, khó ngủ, ngủ ít và ngủ không sâu giấc. Cũng là vì Wonder Week đầu tiên sau sinh nên mẹ sẽ mất nhiều thời gian hơn để nắm bắt được cách dỗ dành và chăm sóc cho đúng “gu” của bé.

Khóc nhiều, cáu gắt,… là những biểu hiện khi trẻ trong giai đoạn Wonder Week

Trẻ 1,5 tháng trong wonder week đầu tiên có thể tăng trung bình 140 – 200 gram cân nặng mỗi tuần. Thính giác cũng đã phát triển đầy đủ nên con sẽ tập trung chú ý vào những âm thanh xung quanh. Lúc này bố mẹ có thể trò chuyện hay mở nhạc cho bé nghe như một sự giao tiếp. Trí nhớ và tầm nhìn của trẻ cũng phát triển và hầu có thể nhận biết được bố mẹ, những người thân trong gia đình.

Trên đây là những lưu ý quan trọng mẹ cần biết trong giai đoạn 1,5 tháng. Dù cho quá trình chăm con có nhiều khó khăn nhưng Lactamom tin rằng mẹ thật hạnh phúc khi có con bên cạnh đúng không nào?

 

Huyền Phạm

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter

Bài viết liên quan

Tin tức nổi bật

0
0 item
GIỎ HÀNG
Empty Cart
Liên hệ ngay với chúng tôi!
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì bạn?
Hotline tư vấn