Hướng dẫn cách cho con bú đúng cách, đúng tư thế, không sặc

Không phải người mẹ nào cũng biết cách cho con bú đúng, nhất là đối với những người lần đầu làm mẹ. Dưới đây là hướng dẫn cho con bú chuẩn đúng cách mẹ nên tham khảo.

Vì sao cần cho bé bú sữa mẹ?

Không phải vô cớ mà các chuyên gia lại khuyên mẹ nên cho con bú hoàn toàn ở cột mốc 6 tháng đầu đời. Trẻ sơ sinh nên được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để nhận được tối đa những lợi ích tuyệt vời. Điều đó không có bất cứ loại nào có thể thay thế được. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra việc nuôi con bằng sữa mẹ đem lại lợi ích cho cả mẹ lẫn con. Bất cứ người mẹ nào trước và sau khi sinh con cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhưng lợi ích cụ thể như thế nào thì không phải người mẹ nào cũng biết.

Mẹ cho con bú giúp co hồi tử cung nhờ vào tác dụng của hormone oxytocin tiết ra khi con bú. Nhờ đó giúp mẹ giảm lượng máu mất sau sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất và an toàn để mẹ có thể nhanh chóng lấy lại cân nặng sau sinh. Trong 6 tháng đầu cho con bú hoàn toàn, mẹ chậm có kinh trở lại và tránh thai tự nhiên. Sữa mẹ còn đem lại lợi ích về kinh tế và không cần pha chế phức tạp và có thời gian trữ đông lên đến 6 tháng để con sử dụng.

 

cho bé bú sữa mẹ

Trẻ nhỏ cần nguồn dưỡng chất vàng chỉ có trong sữa mẹ và không thể thay thế. Sữa mẹ cung cấp cho trẻ kháng thể giúp tăng cường đề kháng. IgA trong sữa mẹ giúp trẻ phòng tránh các bệnh như chàm, suyễn… Hơn nữa, sữa mẹ giúp phát triển hệ thống vi khuẩn đường ruột có lợi và phát triển hệ thống miễn dịch, trẻ thông minh và khỏe mạnh hơn. Việc thực hành cho con bú còn giúp gắn kết sợi dây tình cảm mẹ con sâu sắc.

Ngay sau khi sinh, người mẹ cần thực hành cho con bú đúng cách để gọi sữa đúng cách sau sinh và cho bé bú sữa non ngay giờ đầu sau sinh. Sữa non là dưỡng chất đặc biệt chỉ tồn tại trong vòng 72 giờ sau sinh. Khi bé bú được sữa non sẽ được cung cấp lượng dưỡng chất quý giá. Trong sữa non có chứa hàm lượng bạch cầu khá cao, nó giúp trẻ chống lại sự tấn công của vi rút, vi khuẩn có hại và phòng tránh các bệnh như: viêm phổi, viêm phế quản, bệnh lý về dạ dày, nhiễm trùng,…

Cho bé bú bao nhiêu là đủ?

Khi nào cần cho bé bú? Các chuyên gia thường khuyên mẹ hãy cho con bú theo nhu cầu, cho bú khi bé đói. Rất nhiều bà mẹ cho con bú khi thấy bé khóc. Tuy nhiên cho bú vào thời điểm đó thì hơi muộn. Không nên chờ tới lúc bé quấy khóc mới bắt đầu cho bú vì lúc đó bé trở nên khó chịu và bú khi khóc dễ dẫn đến tình trạng bị sặc.

Cũng nên lưu ý rằng không phải lúc nào bé khóc cũng do đói, có nhiều nguyên nhân khác mà chỉ cần bế hay thay tã là đủ. Các dấu hiệu sau đây cho thấy bé muốn bú:

  • Đầu ngọ nguậy
  • Há miệng
  • Lưỡi thè ra
  • Mút tay, mút chân
  • Môi chụm lại mút như đang bú mẹ
  • Rúc vào ti mẹ
  • Phản xạ miệng quay về phía có vật chạm vào má

Vậy làm thế nào để mẹ có thể nhận biết bé đã bú đủ chưa và làm sao để nhận biết nguồn sữa mẹ đang thiếu so với nhu cầu của trẻ? Là người chăm sóc trực tiếp và dành nhiều thời gian nhất, mẹ có thể dễ dàng đánh giá thông qua các biểu hiện sau:

Nếu trẻ được bú đúng cách, bà mẹ cho trẻ bú mỗi 2-3 giờ, thông thường có thể tạo ra đủ sữa mẹ. Nhưng, nếu có những dấu hiệu dưới đây có thể sữa mẹ thiếu:

  • Trẻ bú mẹ hơn 45 phút mỗi lần.
  • Trẻ vẫn có vẻ đói sau khi bú, không ngủ sâu và nhanh thức giấc, thường quấy khóc.
  • Không nghe tiếng ực nuốt của trẻ khi đang bú.
  • Trẻ không có ít nhất sáu tã ướt một ngày sau ngày thứ năm.
  • Trẻ không tăng cân trong tuần, sau 2 tuần trọng lượng trẻ chưa trở lại bằng lúc sinh.
  • Có vấn đề về vú mẹ như: không căng trước mỗi lần cho trẻ bú hoặc không mềm hơn và kém đầy hơn sau khi cho con bú.

Cho bé bú bao nhiêu là đủ? Liều lượng cụ thể ra sao trong từng tháng tuổi, mẹ có thể theo dõi bảng tính để ước lượng cử sữa cho con theo từng giai đoạn.

lượng sữa cho con bú theo tháng tuổi
Lượng sữa cần cho con bú theo tháng tuổi

Hướng dẫn cách cho con bú mẹ đúng cách và khoa học

Cho con bú là thiêng chức tự nhiên của tất cả người mẹ nhưng khi lần đầu tiên cũng không khỏi tránh được sai sót hay những lúc túng ban đầu. Để giúp các mẹ vượt qua giai đoạn này có thêm nhiều tự tin hơn, mẹ hãy cùng tìm hiểu cách cho con bú đúng tư thể đảm bảo an toàn khoa học mang lại sự thoải mái cho cả mẹ lẫn bé yêu.

5 bước cho con bú đúng chuẩn mẹ cần biết

Bước 1: Tư thế giữ trẻ

Đỡ trẻ để bé hoàn toàn hướng mặt về phía bạn. Nâng cằm bé chạm vào ngực, mũi không bị chặn, và đầu hơi ngả về sau.

Bước 2: Khuyến khích trẻ mở miệng

Áp cằm bé vào ngực và chà xát môi trên và mũi bằng núm vú để khuyến khích trẻ mở rộng miệng.

Bước 3: Ngậm núm vú đúng cách

Môi dưới hướng ra ngoài, lúc này hai hàm của trẻ bặp vào phần ngoài chứ không phải chỉ núm vú. Đầu vú đưa sâu và khoang miệng của trẻ gần với cuống lưỡi đẩy sữa vào nhanh nhất.

Cách cho con bú đúng chuẩn
Cách cho con bú chuẩn

Bước 4: Vừa cho bú vừa kiểm tra

Trẻ sẽ lấy sữa nhờ sự kết hợp của động tác mút và tạo áp suất ngậm trong miệng. Bạn cũng có thể thấy cảm giác ngứa ran, khi sữa bắt đầu chảy bạn sẽ thấy động tác mút/nuốt của trẻ nhịp nhàng hơn. Trẻ sẽ mút nhanh lúc đầu và chậm dần về sau. Trẻ nhỏ thường sẽ ngủ quên trước khi bú no.

Bước 5: Kết thúc quá trình cho bú

Thông thường, trẻ sẽ tự ngưng bú và nhả ra. Nếu muốn ngưng cho trẻ bú, mẹ có thể nhẹ nhàng thò ngón út vào khóe miệng bé để làm ngưng động tác mút của bé. Bé sẽ sớm cho bạn biết là mình còn đói hay không.

Các tư thế cho con bú đúng không bị sặc

Dưới đây là một số tư thế cho bú đúng cách được nhiều mẹ áp dụng. Chị em có thể chọn một tư thế phù hợp và thoải mái nhất để cho con bú

Kiểu bế ngang

Có nhiều tư thế cho con bú các mẹ có thể lựa chọn, trong đó, bế ngang là tư thế phù hợp nhất vào những ngày đầu cho con bú mẹ. Người mẹ ngồi thoải mái trên ghế có chỗ để tay. Bé nằm ngang, cong người lại, xuôi theo chiều cánh tay đỡ của mẹ. Cả thân hình và phần đầu của bé nằm trong cánh tay, lòng bàn tay mẹ. Tránh gập hoặc duỗi thẳng người bé quá mức.

Kiểu ru ngủ

Cánh tay đỡ đầu con trùng với chiều của bên ngực cho con bú. Người mẹ nên ngồi thoải mái trên một chiếc ghế, có tay vịn. Để đầu của con vào chỗ khuỷu tay của mẹ. Có thể đặt thêm mọt chiếc gối ở tay để hỗ trợ.

Cho bé bú nằm

Người mẹ nằm nghiêng một bên, hướng mặt bé vào bầu ngực mẹ. Khi bé đã ngậm vú đúng cách, kê gối lên đầu để tạo tư thế thoải mái hơn cho bé khi bú.

tư thế cho con bú đúng cách
Tư thế cho con bú đúng cách

Vấn đề khi cho con bú và cách cải thiện

Quá trình cho con bú thường kéo dài ít nhất 6 tháng và dài nhất có thể lên đến 24 tháng tùy theo mong muốn của từng người mẹ. Trong suốt quá trình này chắc chắn sẽ có rất nhiều phát sinh vấn đề. Đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ, những vấn đề này đôi khi lại là trở ngại lớn. Trong quá trình cho con bú có thể xuất hiện những tình trạng sau:

Đau núm vú

Lần đầu cho con bú thường xuất hiện tình trạng đau nhứt ti. Vị trí ngậm không đúng trong lúc bú chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau núm vú. Để cải thiện hảy xem lại cách cho con bú đúng vị trí, đặt ngón trỏ vào miệng bé rồi từ từ đưa miệng bé ra khỏi núm vú và điều chỉnh đúng tư thế.

Nứt núm vú

Khi mẹ cho bú không đúng cách bé sẽ chỉ ngậm phần đầu vú cộng với động tác cắn và nghiến thời gian dài sẽ gây ra vết nứt. Vì vậy mẹ cần cho bú đúng cách để hạn chế nứt núm vú vì có thể viêm, nhiễm nấm và đau nhức khi cho con bú. Nếu tình trạng không cải thiện và không giảm đau thì mẹ nên cho bú bên còn lại và đồng thời vắt sữa ra. Trường hợp nứt núm vú đa phần sẽ tự khỏi nếu ở mức độ nhẹ. Các trường hợp nghiêm trọng hơn cần đi đến bác sĩ để được thăm khám.

Tụt đầu vú, núm vú bị lõm

Để xác định tình trạng này mẹ chỉ cần dùng ngón tay kiểm tra đầu vú bằng cách dùng hai ngón tay nhẹ nhàng nắm núm vú, nếu núm vú co lại chứ không trồi ra tức là đang bị lõm xuống. Điều này khá nhiều mẹ gặp phải, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây trở ngại rất lớn trong việc cho con bú. Để giải quyết tình trạng này mẹ có thể mua các loại ti giả hỗ trợ con bú hoặc dùng máy hút sữa ra ngoài và cho bé uống bằng thìa hoặc bình.

Căng tức sữa

Hiện tượng này có thể do mẹ cho bú không đều đặn hoặc để sữa căng quá lâu trong bầu ngực. Lâu dài sẽ dẫn đến tắc tia sữa, sưng đau và gây sốt. Mẹ có thể áp dụng chườm nóng, massage để thông tia sữa. Cho con bú đúng cách cũng là phương pháp hữu hiệu để giúp thông tia sữa nhờ động tác mút với lực mạnh của con.

Ít sữa

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho mẹ ít sữa, không đủ sữa cho bé bú. Chế độ ăn thiếu chất, uống ít nước, stress, không thường xuyên cho con bú là những nguyên nhân thường gặp. Để khắc phục tình trạng này có thể dùng đến các loại thực phẩm hỗ trợ cho việc tăng tiết sữa như cốm lợi sữa , chè vằng,…

Bé bỏ bú

Sữa mẹ có mùi vị lạ cũng khiến bé không chịu bú, trường hợp này mẹ hãy xem lại chế độ ăn uống và hạ chế sử dụng thực phẩm có mùi vị mạnh như tỏi, ớt,… Nhiều bà mẹ cho con mình đan xem giữa bú ti giả và bú mẹ. Lâu ngày bé quen với cảm giác ti giả trong miệng nên khi thay đổi sang ti mẹ sẽ gây khó chịu. Ngoài ra mẹ có thể quan tâm đến các vấn đề sau làm cho trẻ bỏ bú: nhiệt miêng, vấn đề tiêu hóa gây đau bụng, sữa mẹ ít không chảy thành tia,…

Bé ngủ khi đang bú sữa mẹ

Những tuần đầu tiên trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều. Tình trạng ngủ quên đi đang bú mẹ diễn ra khá thường xuyên. Điều này làm cho mẹ lo lắng không biết bé đã bú đủ hay chưa. Trong những tình huống này, hãy nhẹ nhàng làm bé tỉnh và nhắc nhớ hoạt động bú mẹ được tiếp diễn bằng các cách như: thổi vào mặt, cù, xoa lưng, nói chuyện hay đơn giản hơn là đặt bé sang phía ngực bên kia để bé bú lại.

Những vấn đền khi cho con bú
Những vấn đền khi cho con bú

Các bệnh lý liên quan đến việc tiết sữa

Tắc tia sữa hay Áp xe vú là một trong những tình trạng gây ảnh hưởng đến quá trình cho con bú. Thông thường tắc tia sữa được điều trị nhanh bằng các phương pháp như cho con bú, chườm ấm, massage để làm thông tắc tia ngay. Khi tình trạng tắc sữa kéo dài sẽ hình thành các ổ viêm và biến chứng thành áp xe vú. Khi đó cần có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ để đưa ra các cách điều trị phù hợp.

Bé chậm tăng cân

Rất nhiều mẹ lo sợ khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn gây ra tình trạng chậm tăng cân. Các chuyên gia đã nhận định nếu người mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu bé sẽ phát triển bình thường và tăng cân đều đặn. Tình trạng chậm tăng cân có thể do các nguyên do sau: bé bú chưa đúng cách, sữa mẹ thiếu chất dinh dưỡng.

Mất sữa đột ngột

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sữa mất đột ngột chính là do stress. Tình trạng stress và nghỉ ngơi không hợp lý ảnh hưởng đến vấn đề tiết sữa mẹ và rất khó để gọi sữa. Mẹ trong tình huống này nên thư giãn tinh thần và nghỉ ngơi hợp lý. Cơ thể nghỉ ngơi được hồi phục sẽ tăng cường hiệu quả tiết sữa tốt hơn. Một số nguyên nhân khác do tác dụng phụ của thuốc, mẹ điều trị dẫn đến ngưng cho bú. Trong trường hợp này cần có sự tư vấn từ bác sĩ để cải thiện và gọi sữa để tránh ngưng tiết sữa.

Tin rằng bài viết này sẽ đem đến những thông tin cần thiết cho mẹ sau sinh trong quá trình cho con bú và nuôi con khỏe mạnh.

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter

Bài viết liên quan

Tin tức nổi bật

0
0 item
GIỎ HÀNG
Empty Cart
Liên hệ ngay với chúng tôi!
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì bạn?
Hotline tư vấn